Ôn thi tin học ứng dụng đường-Đại Học Xây Dựng-55CD2-2014-kyoshyroxd

Sunday, June 22, 2014
ÔN THI MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG ĐƯỜNG
1.Kiểm toán ổn định nền đất yếu bằng phần mềm geoslop 2004
1.1.Phương pháp phân mảnh cổ điển
Giả thiết tính toán:
Khối đất trên taluy khi mất ổn định sẽ trượt theo mặt trượt hình trụ tròn
Xét bài toán phẳng, phân khối đất trượt hình trụ tròn thành các mảnh, giả thiết khi trượt cả khối trượt sẽ cùng trượt một lúc do đó giữa các mảnh không có lực ngang tác dụng lên nhau( không cản trở, xô đẩy nhau), trạng thái giới hạn chỉ xảy ra trên mặt trượt
1.2.Phương pháp Bishop
Theo phương pháp này việc tính toán hệ số ổn định taluy cũng giống như phương pháp phân mảnh cổ điển của Fellenius chỉ khác là ở mỗi mảnh trượt có xét thêm các lực đẩy ngang ,tác dụng từ 2 phía của mảnh trượt( không quan tâm đến vị trí điểm đặt lực ngang đó)
1.3 Giải quyết tính ổn định mái taluy bằng phần mềm Geoslop 2004
1.3.1 Số liệu đầu vào
Khai báo khổ giấy và tỷ lệ làm việc: set chọn page
Khai báo vật liệu: KeyIn chọn material property, cohesion: lực dính, phi, trọng lượng
Khai báo tải trọng xe KeyIn chọn pressure lines: ví dụ khối đất cao 1m,trọng lượng riêng 18T/m3 khai báo là h=1 và tải trọng phân bố là 18T/m2
Khai báo phương pháp phân tích Analysis setting: Theo phương pháp bishop
Khai báo kích thước hình học :Có 2 cách 1.Draw chọn region, chỉ vẽ được với điểm có tọa độ chẵn .2.Nhập điểm Keyin chọn point lưu ý nhập điểm nào xong thì phải copy vào, chú ý chế độ bắt điểm( bắt lưới hoặc không)
Xóa đối tượng: Modify  object ,select đối tượng cần xóa
1.3.2.Giải quyết bài toán
Vẽ lưới tâm mặt trượt: Draw slip surface gird, chọn số hàng số cột của lưới tâm mặt trượt
Vẽ lưới bán kính Draw slip surface radius, chọn số hàng lưới bán kính
Ví dụ lưới tâm mặt trượt có n hàng ,m cột. Lưới bán kính có k hàng.Như thế sẽ có (n+1).(m+1).(k+1) mặt trượt (bán kính), 1 tâm mặt trượt ứng với 1 bán kính mà chân ở lưới bán kính
Mực nước ngầm :Draw chọn pore water pressure, select tất cả các lớp chọn all
Vẽ đất đắp quy đổi do tải trọng xe chạy, Draw chọn pressure lines
Tính kết quả K:Slove
Xem kết quả Contour
Vẽ đường đông mức ổn định Draw contour: đi qua những vị trí của lưới bán kính mà có cùng hệ số K
Xem các mặt trượt của các hệ số K khác nhau Draw slip surfaces
Viết chữ Sketch text: Ghi tên dự án, tên các lớp đất
Khai báo vải địa kĩ thuật
Keyin reforcement loads

2.Các bước thiết kế tuyến đường bằng phần mềm ADS ROAD:
2.1.Điểm đo
2.1.1.Hiển thị điểm đo
Tạo điểm đo từ tệp tọa độ: DTD (Lưu ý tệp txt các chỉ số ngăn cách nhau bởi: khoảng trắng, dấu tad, dấu phẩy ) thường là tệp có các số liệu Tên điểm Tọa Độ X,Y,Z Mã Hiệu
.Yêu cầu: tối thiểu 3 trường dữ liệu x,y,z
.Kí tự ngăn cách đồng bộ
Có thể tạo tệp bằng exel sau đó save lại sang dạng đuôi .txt
Lệnh tắt thay đổi lệnh TDL: Có thể thay đổi lệnh cad và thay đổi lệnh trong ads road
Cài đặt hiển thị điểm đo: CDD, cho phép thay đổi cao độ chữ, ẩn, hiện mã điểm, tên điểm, cao độ điểm, góc nghiêng của cao độ.
Che điểm tự động: SMS. Chọn vùng che điểm
Hiện điểm đo: HDD, hiển lại điểm vừa bị che
Nâng hạ cao độ tập hợp điểm NCD, cho phép chọn điểm, chọn vùng hoặc chọn theo đường polyline
Hiệu chỉnh thuộc tính điểm đo : HCD.Cho phép thay đổi mã điểm, tên điểm và cao độ điểm
 Che điểm  theo mã BTD, chọn mã để che điểm
Nối điểm tự động NDTD, có thể nối điểm theo mã hoặc theo tên điểm, lưu ý mỗi ký tự ngăn cách nhau bởi dấu phẩy
Tạo điểm từ đối tượng cad :TDCAD, đầu tiên dùng lệnh point gán vẽ điểm, lệnh TDCAD select điểm đo vừa tạo, lệnh HCD để gán cao độ, và thêm vào mô hình địa hình( ứng dụng chèn cao độ trên bình đồ)
Xuất điểm ra tệp tọa độ XTD, chọn vùng cần xuất ra tọa độ
Lệnh vẽ đường đồng mức DCT
Lưu ý: khi vẽ 1 đường Pline kín thì khi nối điểm để kết thúc đường PL, bấm C- enter để đường PL đó thành 1 đường kín( nếu bắt điểm bình thường thì sẽ bị lỗi không nhận vùng)
2.1.2.Mô hình địa hình
Điểm đo là đối tượng nhỏ nhất là đỉnh của lưới tam giác
Không cho phép đối tượng điểm đo trùng nhau khác cao độ, số lượng điểm đo quá lớn làm tăng thời gian built mô hình địa hình nên chia thành nhiều bình đồ nhỏ
Mô hình 3D: 3DO,quay trở về 2D lệnh Plan
2.2.Thiết kế từ đường đồng mức
-Đối tượng cơ sở để xây dựng mô hình địa hình là các đối tượng của chương trình tạo ra :Điểm đo, đường đồng mức địa hình hoặc các đối tượng của autocad
+Điểm đo là đối tượng nhỏ nhất của mô hình địa hình.Mỗi điểm đo là đỉnh của một lưới tam giác
+Đường đồng mức địa hình là một loại đứt gãy địa hình đặc biệt.Ngoài yếu tố đảm bảo vai trò như một đường đứt gãy địa hình ,nó còn đảm bảo không xuất hiện tam giác có 3 đỉnh nằm trên 2 đường đồng mức cùng cao độ
+Đối tượng autocad :acad text, acad point, acad block, acad face, acad line, acad polyline
-Quy ước góc chuyển hướng và góc chắn cung
+Dấu của góc được quy định là (+) cho góc ngoặt trái, và âm (– )cho góc ngoặt phải, giá trị của góc chắn cung điền ở cọc P
Thay đổi lệnh trong ads lệnh TDL, kiểu chữ ST, đơn vị UN,  tìm trắc ngang lệnh TIMTN, nhập fIle .txt lệnh DTD
CHÚ Ý: Phải lưu file dưới định dạng cad2007, dùng lệnh OP,chọn open and save, chọn autocad 2007,ok, không thì khi làm việc sẽ bị lỗi
Trên ADS ROAD, tất cả các kiểu chữ định dạng kiểu vietbuddy, thích đổi kiểu khác cho đẹp, Lệnh ST, chọn style name,đổi về font name ví dụ: VNARIAL NARROW H, chú ý ở mục width factor phải điền là 1.0
Sửa font lệnh U2TCVN
Lỗi khi xuất lưới tam giác, hoăc dùng lệnh CN bị mất hết bình đồ ,Lệnh  UCS -> W -> Enter, hoặc trên chuyển autocad classic về dạng 3d Modeling, ở mục Unsaved Curren View chọn Top
1.Gán cao độ cho đường đồng mức lệnh SE
2.Thiết lập mô hình địa hình CDTM
3.Thêm đối tượng vào mô hình địa hình
4.Built mô hình địa hình
5.Vẽ đường bao địa hình
6.Vẽ lưới tam giác
7.Vẽ đường PL tuyến
8.Tạo tuyến,Lệnh T, chọn đường PL vừa vẽ
Chèn đỉnh tuyến CDT, thay đoạn tuyến TDT, loại đỉnh tuyến LDT
9.Vẽ đường cong nằm,lệnh CN, có thể chọn cong tròn hay cong chuyển  tiếp, Bỏ chọn cố định kích thước lề gia cố, phần mở rộng chú ý phải tra tiêu chuẩn TCVN4054-05 để điền vào, trong ADS mình thấy nó tự động điền không đúng lắm.
Thêm loại điểm mia ( tương ứng trong nova lệnh SSLT, chọn trắc ngang), lệnh TLDM, lệnh này cho phép thêm hoặc xóa điểm mia
10.Phát sinh cọc, Lệnh PSC, với bước thiết kế cơ sở là 100m, thiết kế kĩ thuật là 20m
11.Chỉnh sửa tuyến, Lệnh TST, nên bật hiển thị điểm thay đổi siêu cao,để theo dõi tuyến có đủ đoạn chêm không
12.Vẽ đường đồng mức phụ( nếu có): vẽ thêm đường pl và gán cao độ cho nó bằng lệnh SE sau khi gán xong add tiếp các đường đồng mức phụ này vào dữ liệu địa hình là đường đồng mức và build lại mô hình.Sau đó --Cách1: Bạn có thể vào xóa cọc cũ và psc lại, td, tn. Cách2: đã vẽ td,tn rồi thì vào psc chọn toàn bộ cọc -> Click phải chuột -> Cập nhật số liệu là OK
13.Chèn cao độ cho điểm (tương ứng lệnh NT trong nova):  B1: tạo điểm đo đối tượng cad,vẽ điểm cần chèn cọc bằng lệnh point B2: dùng lệnh tdcad ,B3: dùng lệnh hcd để gán cao độ điểm,B4: kích vào điểm đo và thêm đối tượng,built mô hình địa hình,B5: dùng lệnh psc chèn cọc tại vị trí điểm đó, chuột phải cập nhật số liệu.ok
14.Xuất trắc dọc: Lệnh TD
15.Mẫu bảng trắc dọc,Lệnh MBTD,chú ý khi thay đổi 1 thông số nào xong thì phải save lại
 Cao độ min: chính là khoảng chênh cao từ vị trí cọc thấp nhất trên trắc dọc đến mép trên của bảng trắc dọc
 LƯU Ý: ADS có cái rất hay là có thể chỉnh sửa trực tiếp cao độ cọc trên trắc dọc, kéo thả đường tự nhiên tại vị trí cọc đến cao độ mong muốn, dùng lệnh HCTD, cập nhật số liệu từ trắc dọc
16.Hiệu chỉnh trắc dọc ,Lệnh HCTD
17.Thiết kế trắc dọc.Lệnh TKTD.ADS cho phép đi nhiều phương án đường đỏ,ở trong bảng đó chọn phương án thiết kế
Đi đường đỏ: Lệnh DD, chú ý khi thiết kế đường đỏ, đi với độ dốc chẵn ví dụ 2.1%....,đoạn đổi dốc tối thiểu là 150m với đường cấp IV đồng bằng
18.Xuất trắc ngang,Lệnh TN,đối với thiết kế kĩ thuật, mở rộng mỗi bên tuyến  30-40m
19.Hiệu chỉnh trắc ngang,lệnh HCTN
20.Thiết kế trắc ngang,Lệnh TKTN, chú ý chọn quay siêu cao lề gia cố, phần rãnh và taluy, với taluy đắp độ dốc 1.5, taluy đào độ dốc 1, ở phần khai báo rãnh và taluy:ví dụ H đắp,đào=0.6m có nghĩa là chiều cao đất đắp nhỏ hơn 0.6m thì phải thiết kế rãnh,B đắp trả=1m đào rãnh xong sẽ đắp trả 1 khối lượng đất có chiều rộng =1m( thường khai báo phần đắp trả=0m)
-Vét bùn đánh cấp: phải kích vào đường tự nhiên giao với chân taluy thiết kế
Đường đánh cấp  ngay dưới đường vét bùn
-Lệnh định nghĩa thiết kế trắc ngang, DNTKTN, vẽ thêm 1 yếu tố trên mặt cắt ngang bằng đường pl ví dụ taluy, gán đường pl này cho taluy, lệnh DNTKTN chọn taluy( trái hoặc phải) rồi select đường PL
-Thiết kế trắc ngang theo đường mặt bằng tuyến áp dụng khi tuyến có một số vị trí đặc biệt( mở rộng) , vẽ đường pl trên bình đồ, lệnh DMB  gán đường pl này phần xe chạy trái, hoặc phải, taluy…Khi đó thiết kế trắc ngang, phần xe chạy hay taluy sẽ theo đường mặt bằng này
-Lệnh điền thiết kế trắc ngang DTKTN, cho phép hiển thị các yếu tố trắc ngang: như độ chênh cao, dốc dọc,rãnh..
21.Áp khuôn áo đường ,Lệnh APK, chọn các mã khuôn tương ứng, thường chọn Khuôn 1 và Khuôn 3
-Khi áp khuôn áo đường, nhập các giá trị mở rộng ngăn cách nhau bởi dấu ‘; ‘
Ví dụ khuôn áo đường là lớp mặt 800, móng 840, 870, khai báo mở rộng ngoài là 0.5;0;0.2;0.15. ý nghĩa: lớp này mở rộng so với lớp kia
21.Tính diện tích trắc ngang,lệnh TKL
Trước tiên phải khai báo khuôn, có nhiều khuôn 1,2,3
Ví dụ kết cấu 8cm bê tông nhựa( bao ra cả lề gia cố) 15cm CPDDL1( cả lề gia cố),25cm CPDD2, 50cm K98, K95
(không bao ra lề gia cố). Khai báo: BTN=K_1_1+K_3_1, CPDDL1=K_1_2+ K_3_2, CPDD2=K_1_3 ,
K98= K_1_4+ K_3_3, đắp K98 = K1_4+K3_3- DAOK_1_4-DAOK_3_3, Xào xới K98= DAOK_1_4+DAOK_3_3, k95= DAPK95
Đào nền=DAON+DAOTLT+DAOTLP+DAORT+DAORP
Đắp nền=DAPN+DAPTLT+DAPTLP
22.Xuất bảng biểu
Trên thanh công cụ chọn ADS_ ROAD, chọn bảng biểu, xuất ra các bảng mình cần
23.Xuất bảng diện tích,lệnh BKL
24.Xây dựng bình đồ tuyến đường( tương đương lệnh BT trong nova), Trên thanh công cụ chọn ADS_ ROAD, chọn mặt bằng tuyến đường=> Xây dựng bình đồ tuyến,hoặc lệnh TBTD
25.Rải taluy GPMB,chức năng này bị hạn chế trên bản education
26.Xuất trắc dọc in, lệnh XTDI, chú ý mức so sánh
27.Xuất trắc ngang in, lệnh XTNI
28.Khai báo khuôn đường cũ DNKC, lúc đó trên trắc ngang và trắc dọc sẽ hiện thị cả đường cũ và đường mới
29.lệnh vẽ taluy TL2d
30.Điền cao độ thiết kế ở tim đường trong bản vẽ bình đồ thiết kế kĩ thuật lệnh TDCTTK


Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 3 ]


Kyoshyroxd December 23, 2014 at 3:02 AM

1111

Kyoshyroxd December 12, 2017 at 5:05 PM

112

Anonymous October 16, 2019 at 12:06 AM

333

Your comments