Đề cương môn thiết kế và xây dựng hầm-55cd2

Thursday, March 27, 2014
Câu 1.Định nghĩa công trình ngầm, hầm và phân loại:
1.Công trình ngầm
-Định nghĩa: công trình ngầm là công trình nhân tạo, xd dưới mặt đất nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau của con người
-Phân loại: Công trình ngầm có các dạng: Thẳng đứng, nằm ngang, nằm xiên
2.Hầm
Định nghĩa:Là dạng phổ biến nhất của công trình ngầm được bố trí nằm ngang hoặc nghiêng nhưng có độ dốc nhỏ ( i<15%) và ,có chiều dài lớn hơn nhiều so với các kích thước còn lại được xây dựng nhằm mục đích giao thông thủy lợi, bố trí các mạng lưới hạ tầng kĩ thuật của thành phố
-Phân loại hầm:
a.Phân theo mục đích sử dụng:
-Công trình hầm giao thông
-Hầm thủy lợi
-Hầm kĩ thuật đô thị
-Hầm mỏ
-Hầm có mục đích đặc biệt: hầm phục vụ cho mục đích quân sự, nhà máy ,kho tàng ,bể chứa ngầm
b.Phân theo địa hình và khu vực xây dựng công trình:
-Hầm qua núi
-Hầm dưới nước
-Hầm thành phố
c.Phân loại theo độ sâu công trình
-Hầm nằm nông: h<20m hoặc 2-3 lần bề rộng hầm
-Hầm nằm sâu
d.Phân loại theo phương pháp thi công
-Đào hở
-Đào kín
-Hầm dìm
2.Vai trò của hầm và công trình ngầm trong giao thông vận tải:
Hầm là công trình vượt qua các chướng ngại vật trên đường giao thông, mở rộng khả năng vạch tuyến trong những địa hình khó khăn:
a.-Hầm vượt qua các chướng ngại cao: núi, đồi
=> Xây dựng hầm sẽ cho tuyến có chiều dài ngắn nhất có các điều kiện phục vụ giao thông tốt nhất,khả năng thông xe lớn nhất
b.-Hầm vượt qua các chướng ngại nước: sông hồ,eo biển
=> xây dựng hầm không cản trở giao thông đường thủy, không bị ảnh hưởng của gió, bão, dễ dàng kết nối mạng lưới giao thông 2 bên bờ, có thể cho chiều dài ngắn hơn (so với trường phương án cầu) trong trường hợp bãi sông rộng,khổ thông thương đường thủy cao
c.-Hầm vượt qua chướng ngại trong điều kiện thành phố: Hầm là một giải pháp rất tốt để giải quyết các vần đề đô thị tại các ngã tư, đường phố…
=>Giải phóng diện tích xây dựng mặt đất nhanh tạo điều kiện sử dụng đất tốt hơn cho khai thác giao thông, ít tác động xấu đến môi trường( tiếng ồn, bụi…), không phá hoại cảnh quan thành phố
d.-Có thể sử dụng cho quốc phòng
3.Xây dựng CTN bằng các phương pháp đào hở:(phương pháp lộ thiên)
-Khái niệm: là phương pháp đào có một mặt thoáng với không khí bên ngoài, tiến hành đào, xây dựng vỏ hầm rồi lấp đất bên trên vỏ hầm ( Lớp đất đá phía trên nóc hầm được đào lên trong quá trình thi công)
-Có 2 phương pháp: phương pháp hố đào và phương pháp tường trong đất
+Ưu điểm: Thi công khá thuận lợi (không phải chống lớp đất đá bên trên), Rẻ tiền, thi công nhanh chóng
.Với phương pháp tường trong đất: nhanh chóng trả lại mặt bằng
+Nhược điểm: Chiếm dụng bề mặt diện tích lớn
.Sử dụng khi công trình gần mặt đất, bên trên không có công trình nào
.Gây hiện tượng lún sụt đất
.Phải di dời mạng lưới công trình ngầm trong khu vực xây dựng
.Với phương pháp tường trong đất: chất lượng không kiểm soát được, không có lớp cách nước bên ngoài
Phạm vi áp dụng:
.Thích hợp  với hầm nằm nông thường gặp trong điều kiện thành phố( hầm giao thông( Kim Liên..), hầm để xe dưới các chung cư, nhà cao tầng
-Thích hợp khi chiều sâu đặt hầm <20m
-Đào các hào dọc theo tuyến công trình có thể có tường vách xiên hoặc vách thẳng để chống đỡ
Câu 4.Nhóm phương pháp đào kín: là ppxd hầm mà lớp đất đá bên trên vỏ hầm giữ nguyên trong quá trình thi công:
Gồm:-Phương pháp mỏ
-Phương pháp NATM
-Phương pháp khiên đào
-Phương pháp kích đẩy
. Xây dựng CTN bằng phương pháp mỏ
-Khái niệm: là phương pháp gồm có 2 nội dung chính: đào đất đá để tạo không gian ngầm, và chống đỡ để bảo vệ  không gian hầm( xây dựng vỏ hầm)
-Các phương pháp đào hầm
+)Phương pháp đào trong đá cứng:
.Đào toàn tiết diện
Phạm vi áp dụng: Khi hầm có tiết diện không quá lớn, có địa chất tốt
.Đào bậc thang:
Phạm vi áp dụng: Khi hầm quá cao, địa chất không rõ ràng
+)Phương pháp đào trong đất đá mềm yếu kém ổn định
.Phương pháp vòm tựa
.Phương pháp nhân đỡ
.Phương pháp chống tạm
.Phương pháp phân mảnh tiết diện
Phạm vi áp dụng: Thi công rất phức tạp, không cơ giới hóa được trong thi công, áp dụng khi đào ở nơi đất đá yếu, kém ổn định ngày nay rất ít dùng
Câu 5. Công tác khoan nổ mìn trong xây dựng hầm
-Khái niệm về nổ mìn vi sai:
Là phương pháp nổ mà các lỗ mìn không nổ cùng lúc mà nổ tại các thời điểm cách nhau bằng mili giây, lỗ nổ trước tạo mặt thoáng cho các lỗ nổ sau
-Khái niệm về nổ mìn tạo biên: Là phương pháp hạn chế được tác động há hoại với đất đá xung quanh, để hang đào gần với thiết kế và giảm đào vượt

-Các loại nỗ mìn :4 loại
.Lỗ mìn đột phá: thương bố trí ở giữa gương đào, nổ đầu tiên và đặt bằng thuốc nổ mạnh có tác dụng tạo mặt thoáng phụ cho các lỗ nổ sau,khoan sâu hơn và nhiều thuốc nổ
.Lỗ mìn phá: nổ tiếp sau lỗ mìn đột phá, có tác dụng phá nổ chủ yếu khối đất đá cần đào, được bố trí thành từng hàng và nổ theo trình tự từ trong ra
.Lỗ mìn biên: bố trí xung quanh chu vi hang đào, nổ sau lỗ mìn phá, có tác dụng làm cho hang đào gần với thiết kế nhất, các lỗ mìn khoan dầy hơn, đặt ít thuốc nổ hơn, đặt cách mép hang đào 15-20cm, khoan xiên sao cho đáy lỗ nằm trên cùng một mặt phẳng với các lỗi mìn phá
.Lỗ mìn đáy: hất tung đất đá lên tạo điều kiện cho xúc bốc
-Chu kì đào= phương pháp khoan nổ mìn:
.Nạp thuốc nổ
.Nổ mìn, thông gió
.Đưa gương đào về trạng thái an toàn
.Xúc bốc và vận chuyển đất đá
.Lắp dựng kết cấu chồng hầm
.Công tác phụ
-Các chỉ tiêu đánh giá công tác khoan nổ mìn:
+yêu cầu:
a. Hình dạng và kích thước hang đào nổ mìn phải gần sát với thực tế, theo nguyên tắc hạn chế đào vượt là tối thiểu nhưng không đào thiếu
b.Hiệu suất nổ mìn phải cao
c.Kích thước và vị trí đất đá: đồng đều và phù hợp với máy xúc, vun đống,không trải dài theo chiều dài hầm
d.Công tác khoan nổ mìn phải hạn chế phá hoại môi trường đất đá xung quanh và kết cầu chống tạm
e.Công tác khoan nổ mìn phải an toàn
+Chỉ tiêu đánh giá
-Hệ số đào vượt n=stt/stk, Diện tích đào thực tế/diện tích đào thiết kế =1,05-1,15
-Hệ số sử dụng lỗ mìn: η=Wo/lo  với lo là chiều sâu lỗ khoan, w là bước đào η=0.8-0.95
6.Phương pháp đào phá đất đá bằng máy đào dạng cần và TBM
-Khái niệm:
7.Phương pháp NATM
-Khái niệm:
Nội dung chính là tận dụng tối đa của đất đá xung quanh công trình ngầm như là 1 bộ phận chống đỡ( coi đất đá là kết cấu chịu lực chính)
-Các nguyên tắc cơ bản:
.Kết cấu hầm là tổ hợp của vỏ hầm và khối đất đá xung quanh trong đó đất đá là kết cấu chịu lực chính cho hầm
.Kết cấu hầm được coi là một ống dày hình trụ bao gồm Vòm đất đá, vỏ hầm, chống đỡ( neo ,bê tông phun)
.Tiết diện hầm phải trơn tru ,không  có góc ngoặt tránh hiện tượng tập trung ứng suất
.Thi công phải hạn chế tác đông phá hủy môi trường đất đá xung quanh
.Sau khi đào, bê tông gia cố vách hang càng sớm càng tốt để duy trì các khối đá, tránh làm cho các khối đá bị giảm yếu gây bất lợi cho hang đào
.Bê tông phun góp phần duy trì trạng thái ứng suất khối của đất đá
.Bê tông phun phải tạo thành lớp vỏ mỏng mềm ,có khả năng biến dạng và tiếp xúc chặt với vách hang
.Cần phải kiểm soát và hạn chế biến dạng của vách hang bằng cách tăng ma sát giữa các khối đá bằng neo và giảm các giảm yếu có thể có trong biến dạng
.Khi biến dạng tăng phải nhanh chóng lắp đặt neo để tạo vòm và tăng khả năng chịu lực của môi trường đất đá xung quanh
.Trong quá trình thi công hầm phải thường xuyên quan trắc đo đạc, kiểm soát ứng suất biến dạng của đất đá xung quanh công trình
.Hầm phải kín bao gồm 2 vòm ngược để tạo ra kết dạng trụ vì dạng này chịu được áp lực lớn nhất
.Kết cấu chống hầm phải lắp đắt đúng lúc và có độ cừng vừa phải
.Kết cấu vỏ hầm mỏng.Thời gian xây dựng vỏ hầm phải căn cứ và kết quả đo đạc thường làm khi biến dạng đã tắt va hang đào ổn định
-Ưu điểm:
.Có phạm vi ứng dụng rộng
.Có khả năng thích ứng khi MCN hầm cũng như hang đào thay đổi
.Kết cấu chống đỡ hầm gọn nhẹ tiết kiệm và hiệu quả kinh tế
.Có thể linh hoạt điều chỉnh k.c chống hầm cũng như các biện pháp tùy theo điều kiện địa chất cụ thể
-Nhược điểm
.Đòi hỏi trình độ giám sát tổ chức thi công cao
.Phải có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề để đảm bảo chất lượng công trình
.Phải có trang thiết bị phù hợp
.Yêu cầu chất lượng vật liệu công trình cao
.Mức độ rủi ro cao hơn
8.Xây dựng hầm bằng phương pháp khiên đào:
-Khái niệm: là phương pháp mà kết cấu chống tạm có dạng một ống thép
-Sơ đồ: khiên đào gồm có 3 phần:
.Phần đầu :đào hầm
.Phần thân: bố trí cách kích thủy lực tí vào vỏ hầm đẩy khiên về phía trước
.Phần đuôi: Lắp dựng vỏ hầm dưới sự bảo vệ của khiên. Chủ yếu vỏ hầm là kết cấu lắp ghép
-Phạm vi áp dụng:
Thường áp dụng trong đất tốt
9.Khái niệm về các phương pháp đặc biệt trong xây dựng hầm:
-Áp dụng kết hợp với các phương pháp khác trong trường hợp địa chất rất xấu không thể thi công bằng 1 phương pháp nào đó được
-Nguyên tắc:
.Gia cố chống đỡ đất đá trước khi đào: gia cố bằng pp cơ học,pp vật lí,pp hóa học
-Có các phương pháp:
1.Pp neo vượt
2.Thay đổi tính chất đất đá:
.hạ mực nước ngầm
.Phương pháp đóng băng nhân tạo: khoan các lỗ khoan xung quanh, bơm dung dịch lạnh vao đất tạo thành băng nhân tạo
3.PP xi măng hóa, silicat hóa, sét hóa, nhựa hóa: khoan các lỗ khoan rồ bơm dung dịch vào
4.Phương pháp khoang phun tạo màn ống xi măng: là sự kết hợp phương pháp chống đỡ và phương pháp gia cố làm thay đổi tính chất cơ lý của đất đá
10.Thông gió vĩnh cửu cho hầm, các phương pháp thông gió
-Yêu cầu:
Khi di chuyển trong hầm, cá phương tiện giao thông thải ra nhiều loại khí độc hại và nhiệt độ tăng=> không khí trong hầm ô nhiễm, cần phải thông gió cho hầm
-Mục đích:
.Giảm nồng độ của các khí độc hại xuống dưới mức cho phép và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người
.Giảm bớt sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa bên trong và bên ngoài hầm
.Giải tỏa khói bớt để đảm bảo tầm nhìn trong hầm
-Các sơ đô thông gió
+)Thông gió tự nhiên: tùy theo chiều dài hầm, phương tiện giao thông, cường độ gió và khả năng hiệu ứng pít tông mà không cần thông gió bằng nhân tạo
.Thông gió tự nhiên áp dụng cho hầm ô tô: L 150m
.Thông gió tự nhiên áp dụng cho hầm đường sắt: L 300m
+)Các sơ đồ thông gió nhân tạo
.Sơ đồ thông gió dọc:
-Khái niệm: Không khí dịch chuyển trong hầm theo phương dọc hầm và toàn bộ tiết diện ngang của hầm được coi như là 1 ống dẫn khí
-Sơ độ:



-Ưu điểm: Rẻ tiền do không cần phải mở rộng tiết diện ngang
.có nhiều đoạn, không khí chuyển động dọc trong hầm
-Nhược điểm:
.Vận tốc gió trong hầm lớn( không lớn hơn 5-6 m/s, đặc biệt thì 8m/s)
.Nguy hiểm khi có đám cháy xảy ra
.Nồng độ các khí độ hại không đều
-Sơ đồ thông gió ngang
-Khái niệm:
.Trong phạm vi tiết diện ngang của hầm bố trí 2 rãnh thông gió: 1 rãnh dẫn không khí sạch vào và 1 rãnh thoát không khí ô nhiễm ra ngoài
-Sơ đồ





-Ưu điểm: .Giải tỏa khí độc hại nhanh
.Không có không khí chuyển động với vận tốc lớn trong hầm
.Không bị ảnh hưởng của hiệu ứng pit tông và các yếu tố thông gió khác
.Đỡ nguy hiểm khi có đám cháy xảy ra
-Nhược điểm: .Tăn tiết diện ngang của hầm để bố trí thông gió
.Hiệu quả thông gió không đều( gần nguồn tốt hơn)
-Sơ đồ thông gió dọc có sử dụng quạt treo:
-Khái niệm: Bố trí các quạt treo hướng trục có thể đổi chiều ở trên trần hoặc tường hầm để tạo luồng gió thứ sinh với vận tốc lớn 30-40m/s có tác dụng kéo theo luồng gió chính trong hầm
Tỷ lệ giữa luồng gió thứ sinh và luồng gió chính là 1/10-1/50
-sơ đồ thông gió



-Ưu điểm:. Đơn giản, thuận tiện cho khai thác
.dễ dàng thay đổi hướng và vận tốc gió
.không đòi hỏi các thiết bị thông gió lớn ở cửa  hầm và các giếng
.Có thể linh hoạt bằng cách giảm số lượng quạt khi mật độ giao thông thay đổi
-Nhược điểm
.Gây tiếng ồn và gây ô nhiễm không khí ở cửa ra
.Quạt chiếm diện tích trong hầm
-Sơ đồ thông gió hỗn hợp
Kết hợp giữa thông gió dọc và ngang
Dọc theo diện tích ngang của hầm chỉ bố trí 1 rãnh thông gió
-Sơ đồ



11.Vai trò ,nội dung và phương pháp điều tra địa chất công trình ngầm
-Vai trò: điều tra địa chất để xác định khu vực xây dựng công trình ngầm, đề ra các phương án tuyến hầm
-Nội dung:
.Các giai đoạn khảo sát địa chất công trình:Nghiên cứu khảo sát phục vụ thiết kế cở sở, chọn tuyến hầm, khảo sát  phục vụ thiết kế kĩ thuật, khảo sát trong quá trình thi công, khảo sát trong quá trình sử dụng khai thác
.Thu thập số liệu sẵn có về các điều kiện địa chất khu vực xây dựng
.Khảo sát hiện trường để nghiên cứu điều kiện địa chất công trình
.Nghiên cứu tính ổn định ,tác dụng của vùng sụt trượt có thể, nghiên cứu các vết lộ của trái đất
.Nghiên cứu về nước mặt, các nguồn cung cấp nước mặt và các đặc trưng địa hình
.Trên các điều kiện địa chất đưa ra chọn phương án tuyến.Trong trường hợp nghi ngờ có thể khoan sâu theo hướng tuyến đã chọn để so sánh
.Khối lượng ,thành phần và nội dung của công tác điều tra phụ thuộc vào giai đoạn thiết kế và mức độ phức tạp, tầm quan trọng của công trình
-Các phương pháp điều tra:
.Phương pháp hố đào:
-chỉ cho các đoạn hố,đoạn nông, đá gốc nằm gần sát mặt đất
.Phương pháp khoan khảo sát
Áp dụng tương đối nhiều và là phương pháp có hiệu quả khi hầm nằm quá sâu, khối lương các lỗ khoan phụ thuộc vào mức độ phức tạp tầm quan trọng ,quy mô của công trình
-Khi chiều dài hầm 200m, khoan 7 lỗ 3 lỗ tim và 4 lỗ 2 bên
-Khi chiều dài hầm 200m cứ 150 m bố trí 1 lỗ khoan ,và cứ 200m thì bố trí 1mcn gồm 2 lỗ khoan
-Các lỗ khoan phải khoan sâu hơn đáy công trình tối thiểu 6m, trường hợp địa chát phức tạp phải khoan sâu xuống phần đất ổn định 2m
-Khối lượng các lỗ khoan cũng phụ thuộc vào giai đoạn: ở giai đoạn cơ sở chỉ khoan 50% khối lượng
-Các lỗ khoan chia làm 2 loại:
.Lỗ khoan ĐCCT: nghiên cứu địa tầng cấu trúc đất
.Lỗ khoan ĐC thủy văn: để xác định lưu lượng nước ngầm, vị trí nước ngầm, thành phần hóa học, áp lực, số lượng lỗ khoan không nhỏ hơn 1/3 tổng lỗ khoan
-Phương pháp hang khảo sát địa chất
-Khá hiệu quả nhưng rất tốn kém, bố trí dọc tuyến công trình tiến hành nghiên cứu địa chất, chỉ áp dụng chó các công trình quan trọng
-Phương pháp địa vật lý
-Nghiên cứu cấu tạo địa tầng gián tiếp thông qua sự thay đổi các trường vật lí khác nhau do ảnh hưởng của thế năng cũng như tính chất vật lí của đất đá
-Phương pháp đo điện,địa chấn,từ trường
-đo vận tốc lan truyền của sóng trong đất, dựa vào vận tốc sóng có thể biết địa chất xấu hay tốt
Câu 12. Ảnh hưởng của cấu tạo địa chất, của nước ngầm, khí ngầm, và nhiệt độ đối với CTN
1.Cấu tạo địa chất:
a.-Hầm nằm trong đá toàn khối đồng nhất: đá mác ma, đá biến chất
=>là môi trường lí tưởng, thi công hầm thuận lợi, không phải chống đỡ và không cần kc vỏ hầm
.Khó khăn là công tác khoan đào phá đá
b.-Hầm nằm trong địa tầng phân lớp:
.Thường là đá trầm tích nứt nẻ, có nước ngầm, độ bền và độ ổn định phụ thuộc vào tính phân lớp
=>Phụ thuộc vào thế nằm của đất đá và hướng tuyên của hầm, điều kiện địa chất có thể những ảnh hưởng khác nhau đến công trình
+Hầm nằm tầng đá phân lớp song song với đường phương nằm trọn trong 1 lớp đất đá dày: là trường hợp thuận lợi nhưng phải chú ý tới nước ngầm
+Hầm trong địa tầng phân lớp nằm ngang: thuận lợi, nên bố trí trên nóc hầm lá đá cứng ổn định
+Hầm vuông góc đường phương
+Hầm nằm song song với đường phương trong nhiều lớp đất đá: là th bất lợi, một số lớp đất đá  bị cắt đứt hoàn toàn, hầm nên trành hướng này
c. Hầm nằm trong đất: nguy cơ sụt lở, và áp lực địa tầng rất lớn, vỏ hầm phải thiết kế kiên cố, thi công có giải pháp đặc biệt
d.Hầm trong đới đứt gãy phá hủy: phải có biện pháp thi công đặc biệt
e.Hầm nằm trong vùng hang động caxto: có thể gặp các sự cố bất ngờ
2.Nước ngầm
Là một trong những trở ngại chủ yếu khi thi công hầm
-Tác hại:-Làm cho địa tầng mềm yếu giảm ổn định, tang chảy dẻo, tăng áp lực địa tầng lên hầm
.Thấm vào đất đá làm giảm lực ma sát gây sụt trượt
.Nước có thể chứa các thành phần hóa học gây ăn mòn
.Làm cho hầm ẩm ướt gây cản trở thi công và khai thác
.Có thể có nhiệt độ cao gây cho hầm vừa nóng vừa ẩm gây ảnh hưởng lớn đến môi trường làm việc
3.Khí ngầm
-Là các loại khí tự nhiên tỏa ra trong lòng đất có thể gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình và con người
-CO2: thường gặp ở các vùng núi lửa, vùng than, không độc hại không màu, nhiều Co2 sẽ làm giảm khí O2, có thể gây nguy hiểm khi tràn vào hầm với lưu lượng lớn
-CH4: thường gặp ở các mỏ than,mỏ muối…Có thể gây cháy nổ đặc biệt nguy hiểm vì nó khó phát hiện
-H2S Khí độc tuy nhiên có thể sớm phát hiện do có mùi trứng thối
4.Nhiệt độ
-Ảnh hưởng đến điều kiện lao động, nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tạo điều kiện ăn mòn, khi thi công đổ  đổ bê tông ảnh hưởng đến chất lượng bê tông
13.Hệ số kiên cố của đất đá(nêu bản chất, ý nghĩa và cách xác định)
-Bản chất : là hệ số ma sát quy ước tức là tang của trị số góc nội ma sát Ф có xét tới lực dính C giữa các hạt đất đá f= tgФ +c/ϭ
-Ý nghĩa :Hệ số kiên cố là 1 chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá đất đá về khả năng ổn định chống lại các tác động phá hoại bên ngoài( đào, khoan, nổ mìn…)
-Cách xác định:đá f=R nén/100 với R nén (kg/cm2) cường độ của đá
Đất: đất cát c=0 ,f= tg Ф, đất dính f= tgθ + ε.c/0.85 với ε là hệ số rỗng của đất
14.Các lí thuyết xác định áp lực địa tầng, ALĐT khi có 2 hầm song song
-Phương pháp xác định:
.Coi đất đá là 1 thể rời dùng thuyết cân bằng của vật thể rời để xác định ALĐT
.Coi đất đá là những môi trường liên tục đàn hồi sử dụng các lý thuyết đàn hồi, đàn dẻo để xác định
.Coi đất đá là môi trường lưu biến dùng lý thuyết từ biến để xác định
-Cá lý thuyết xác định:
.ALĐT tỷ lệ với chiều sâu ( chỉ phù hợp với đất đá yếu) .Áp lực đứng chính là trọng lực của các khối đất đá bên trên nó. Áp lực ngang xác định như áp lực đất lên tường chắn
-Xác định ALĐT theo lý thuyết sụt của cột địa tầng
-Thuyết tạo vòm của prodiacônop (hầm sâu) khi tạo vòm đất đá xung quanh công trình bị phá hủy bên ngoài của đường phá hoại là vòm
.Giả thiết về vòm phá hoại: hai bên hầm hình thành mặt trượt hợp với phương thẳng đứng 1 góc 45- θ/2.bên trên có dạng vòm áp lực địa tầng tác dụng lên hầm





.ALĐT khi có 2 hầm song song: khi thiết kế 2 hầm song song ta cần bố trí 2 hầm có khoảng cách đủ lớn để vòm áp lực riêng rẽ, ngược lại vòm áp lực sẽ tạo vòm áp lực chung=> áp lực lớn gây bất lợi

Câu 15.Phân loại đất đá trong xây dựng công trình ngầm: ( xem câu 8 –cổng trường)
Mục đích:Xác định tải trọng lên kc hầm –Biện pháp gia cố chống đỡ- Để có tiếng nói chung giữa các bên thiết kế, thi công, tư vấn..
-Phân loại
a.Theo hệ số kiên cố: chia làm 10 nhóm có hệ số kiên cố tb từ 0.3-20
đất <1, nửa đất nửa đá 1-2, đá mềm 2-4, đá cứng trung bình 4-6, đá cứng 6-8, đá rất cứng >8
b.Theo Tezaghi
c.Phân theo RQD:Phân theo % các lõi khoan thu được ,RQD=(tổng chiều dài các lỗ khoan hơn 10cm)/ tổng chiều dài khoan
d.Phân theo RMR: Phân theo điểm
.Phân theo hệ thống Q:Q từ 0.001-1000
Câu 16 Mặt bằng và trắc dọc hầm giao thông qua núi( xem câu 2-Cổng trường)
-Hầm đường ô tô: MB nên bố trí trên đường thẳng
-Nếu bố trí trên đường cong thì phải mở rộng hầm
-Giống như hầm đường sắt
So sánh phương án 1 hầm đường đôi và 2 hầm đường đơn( xem câu 4-Cổng trường)
Câu 17.Xác định cao độ tối ưu và vị trí cửa hầm (xem câu 3-Cổng trường)
Câu 18. Các sơ đồ quy hoạch mặt bằng nút giao thông cắt khác mức( xem trong các giải pháp quy hoạch không gian công trình ngầm)
Câu 19.Khổ hầm đường sắt và đường ô tô, mở rộng khổ hầm trên đường cong
(xem câu 11-Cổng trường)
-Khổ hầm là giới hạn không gian hầm dành riêng cho các phương tiện giao thông , người đi bộ ,không cho phép bất cứ 1 bộ phận nào của công trình lọt vào phạm vi khổ hầm kể cả thi công không chính xác hoặc biến dạng
Câu 20.Các dạng cơ bản của kết cấu vỏ hầm qua núi bằng bê tông toàn khối ( xem câu 13- Cổng trường)
Câu 21. Kết cấu vỏ hầm lắp ghép dạng tròn thi công bằng phương pháp khiên đào-Đào kín (Xem câu 14- Cổng trường)
Hình vẽ

Câu 22.Kết cấu vỏ hầm thi công bằng phương pháp đào hở-Lộ thiên( xem câu 15-Cổng trường)
Hình vẽ:



Câu 23.Cửa hầm( tác dụng ,cấu tạo và nguyên tắc bố trí) ( xem câu 16- Cổng trường)
Câu 24. Các loại tải trọng chủ động, bị động tác dụng lên kết cấu vỏ hầm,nguyên tắc xác định.Các giả thiết về môi trường đất đá quanh hầm.Hệ số kháng đàn hồi của địa tầng
-Tải trọng chủ động (xem câu 18- cổng trường)
.Tải trọng bản thân: Xác định theo hình dạng kích thước hầm
.Áp lực địa tầng: Là tải trọng cơ bản tác dụng lên kc vỏ hầm
.Áp lực nước ngầm
.Tải trọng tàu xe
.Tải trọng thiết bị thi công
-Tải trọng bị động( xem câu 19): Kháng lực đàn hồi
-Các giả thiết về môi trường đất đá xung quanh (xem câu 19)
-Thuyết biến dạng chung:
Coi đất đá xung quanh hầm như là 1 môi trường biến dạng tuyến tính và áp dụng lí thuyết đàn hồi để nghiên cứu 2 đặc trưng:
.Mô dung biến dạng Eo=
.hệ số biến dạng ngang: μ= trị tuyệt đối ε1/ε
.Áp dụng lí thuyết bd chung phù hợp với các số liệu thực nghiệm,tuy nhiên việc giải bài toán gặp nhiều khó khăn phức tạp
-Thuyết biến dạng cục bộ: Dựa trên quan hệ bậc nhất giữa ứng suất và chuyển vị
Ϭ= k.u (kg/cm3) với k là hệ số kháng đàn hồi, u là chuyển vị
Phương pháp này không phản ánh thực tế làm việc tuy nhiên đơn giản dễ áp dụng
-Hệ số kháng đàn hồi k
-Hệ số kháng đàn hồi không phải là đặc trưng cơ lí của đất đá mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như diện tích truyền tải, cường độ gia tải, thế nằm của đất đá, độ cứng của kết cấu
Vỏ hầm chịu áp lực hướng tâm k  Với r là bán kính của hầm, Eo là mo đun biến dạng, u là chuyển vị
Câu25. Nguyên lí tính toán vỏ hầm dạng thoải
Câu 26.Tính toán kết cấu vỏ hầm bằng phương pháp thay thay( sơ đồ và nguyên lí tính toán, hệ cơ bản, phương trình chính tắc, cách xác định các hệ số của pt chính tắc,nội lực cuối cùng ( xem câu 20- Cổng trường)
Câu 27.Kiểm tra tiết diện vỏ hầm bê tông toàn khối
Câu 28. Các yêu cầu đối với khuôn trong vỏ hầm( xem câu 35)
Câu 29. Các biện pháp mở diện thi công hầm( phân tích ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng) ( xem câu 22)
Câu 30.Phương pháp đào toàn tiết diện trong xây dựng hầm( nêu kn, vẽ sơ đồ, phân tích ưu nhược điểm)
Câu 31 Bê tông phun trong xây dựng hầm( nêu kn, tác dụng, pp thi công , pt ưu nhược điểm) (xem câu 26)
Câu 32 Kết hầm chống hầm dạng neo( nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc, phân tích tác dụng qua các sơ đồ áp dụng) ( xem câu 25- cổng trường)
Câu 33 .Phương pháp đào phá đất đá bằng máy đào dạng cần và TBM










Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments